@sewppi:

soup !!
soup !!
Open In TikTok:
Region: US
Thursday 10 November 2022 23:47:43 GMT
1302
119
1
2

Music

Download

Comments

misostan8fell
MisoStan8fell :
🌲 St
2022-11-11 07:39:42
0
To see more videos from user @sewppi, please go to the Tikwm homepage.

Other Videos

HỌC PHẬT LÀ NGƯỜI CÓ PHƯỚC BÁO NHẤT  Học Phật mà còn bị thân bệnh, thì mọi người trong xã hội này nhìn thấy sẽ không sanh khởi tín tâm, học Phật mà thành ra như vậy thì thôi đi, đừng học nữa. Phải được như thế nào đây? Thân tâm khỏe mạnh, không có phiền não, không có ưu tư, không có tập khí, thường sanh tâm hoan hỷ. Di Lặc Bồ Tát biểu diễn cho chúng ta thấy, luôn luôn hòa khí, luôn luôn hoan hỷ, đó là tướng học Phật đấy, nơi sinh sống không có tai họa, sẽ không có tai họa. Ở Trung Quốc người già thường nói: “Phước nhân cư phước địa, phước địa phước nhân cư”. Học Phật là người có phước báo nhất, nơi họ ở, phong thủy của nơi này tự nhiên biến thành tốt, phong thủy chuyển đổi theo tâm con người. Người không có phước báo, sống ở một nơi phong thủy rất tốt, nhưng họ sống ở đó ba năm, thì phong thủy hoàn toàn trở nên xấu. Ngược lại nơi phong thủy rất xấu, rất kém, nếu là người có phước ở đó thì chỉ cần ba năm thôi, thì phong thủy nơi này sẽ trở nên tốt. Tâm con người có thể thay đổi được đại tự nhiên, có thể thay đổi được môi trường. Cách nói này ở Trung Quốc ít nhất cũng có năm nghìn năm rồi, người Trung Quốc có năm nghìn năm kinh nghiệm, có năm nghìn năm hiệu quả. Ngày nay con người ta không tin, không tin nên tai họa xuất hiện. Chuyển biến thật sự chỉ ở trong một niệm, làm sao bạn biết được là chuyển biến? Là sự dạy dỗ của thánh hiền, sự dạy dỗ của chư Phật Bồ Tát, nên học tập nhiều, thì bạn sẽ hiểu. Học được rồi, thì tự bản thân sẽ chuyển, thật sự làm được có hiệu quả, người khác nhìn thấy thì họ sẽ tin, chẳng phải là mê tín, chẳng phải là lạc hậu. Cho nên đầu tiên chúng ta cần kiến lập, niềm tin đối với Cổ thánh tiên hiền, giống như Khổng Tử vậy. Một đời Khổng Tử,tôi cho rằng cái hay nhất của Ngài là, nghĩa là có hai câu nói về Ngài: “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”, tâm trạng như thế hay vô cùng. Thuật nhi bất tác, nghĩa là nói về một đời Ngài, không sáng tạo, không phát minh, người này chân thật. Tín nhi hiếu cổ, là tin tưởng lời dạy của Cổ thánh tiên hiền, không hề có hoài nghi, thích học tập với bậc cổ nhân. Ngày nay người ta nghe được hai câu này, cho rằng hai câu này là cặn bã, hai câu này là lạc hậu. Người nào cũng như vậy, thì xã hội này còn tiến bộ được hay không? Người nói như vậy rất nhiều. Trên thực tế đối với hai câu này họ hoàn toàn không lý giải được, họ nghĩ sai rồi. Người học Phật chúng ta nghe được rất hoan hỷ, có thể khẳng định. Vì sao vậy? Vì sao phải tín nhi hiếu cổ? Những điều cổ nhân chứng được là viên mãn, bạn có thể hơn họ chăng? Không có chuyện đó. Nó là tròn, tròn như trái cầu, bạn nhú lên một tí thì quả cầu không tròn nữa, bạn phá hoại nó rồi, nó không thể thêm một chút, và cũng không thể bớt một chút, họ đã chứng được viên mãn như thế, bạn không có cách nào đâu. Cho nên “kim Phật như cổ Phật chi tái lai”, những điều kim Phật và cổ Phật chứng được đều như nhau, không tăng không giảm, chứng được tự tánh viên mãn. Thế nên những điều kim Phật nói chẳng phải là cổ Phật nói sao? Những điều cổ Phật nói chính là những điều kim Phật nói, không hề sai khác. Kim Phật khiêm hạ, tất cả đều là của cổ Phật nói. Kỳ thật cổ Phật chứng được viên mãn, kim Phật cũng chứng được viên mãn. Kim Phật không nhận là mình nói mà nói là cổ Phật nói. Đó là gì vậy? Đó là khuyên dạy chúng ta, phàm phu chúng ta không hiểu đạo lý, ngạo mạn, ganh tị, chướng ngại, từ đó mà tạo tội nghiệp. Các Ngài biểu pháp cho chúng ta, để dạy dỗ chúng ta, bạn không thể nhiều hơn cổ Phật một tí nào, không thể.  TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA (TẬP 48)
HỌC PHẬT LÀ NGƯỜI CÓ PHƯỚC BÁO NHẤT Học Phật mà còn bị thân bệnh, thì mọi người trong xã hội này nhìn thấy sẽ không sanh khởi tín tâm, học Phật mà thành ra như vậy thì thôi đi, đừng học nữa. Phải được như thế nào đây? Thân tâm khỏe mạnh, không có phiền não, không có ưu tư, không có tập khí, thường sanh tâm hoan hỷ. Di Lặc Bồ Tát biểu diễn cho chúng ta thấy, luôn luôn hòa khí, luôn luôn hoan hỷ, đó là tướng học Phật đấy, nơi sinh sống không có tai họa, sẽ không có tai họa. Ở Trung Quốc người già thường nói: “Phước nhân cư phước địa, phước địa phước nhân cư”. Học Phật là người có phước báo nhất, nơi họ ở, phong thủy của nơi này tự nhiên biến thành tốt, phong thủy chuyển đổi theo tâm con người. Người không có phước báo, sống ở một nơi phong thủy rất tốt, nhưng họ sống ở đó ba năm, thì phong thủy hoàn toàn trở nên xấu. Ngược lại nơi phong thủy rất xấu, rất kém, nếu là người có phước ở đó thì chỉ cần ba năm thôi, thì phong thủy nơi này sẽ trở nên tốt. Tâm con người có thể thay đổi được đại tự nhiên, có thể thay đổi được môi trường. Cách nói này ở Trung Quốc ít nhất cũng có năm nghìn năm rồi, người Trung Quốc có năm nghìn năm kinh nghiệm, có năm nghìn năm hiệu quả. Ngày nay con người ta không tin, không tin nên tai họa xuất hiện. Chuyển biến thật sự chỉ ở trong một niệm, làm sao bạn biết được là chuyển biến? Là sự dạy dỗ của thánh hiền, sự dạy dỗ của chư Phật Bồ Tát, nên học tập nhiều, thì bạn sẽ hiểu. Học được rồi, thì tự bản thân sẽ chuyển, thật sự làm được có hiệu quả, người khác nhìn thấy thì họ sẽ tin, chẳng phải là mê tín, chẳng phải là lạc hậu. Cho nên đầu tiên chúng ta cần kiến lập, niềm tin đối với Cổ thánh tiên hiền, giống như Khổng Tử vậy. Một đời Khổng Tử,tôi cho rằng cái hay nhất của Ngài là, nghĩa là có hai câu nói về Ngài: “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”, tâm trạng như thế hay vô cùng. Thuật nhi bất tác, nghĩa là nói về một đời Ngài, không sáng tạo, không phát minh, người này chân thật. Tín nhi hiếu cổ, là tin tưởng lời dạy của Cổ thánh tiên hiền, không hề có hoài nghi, thích học tập với bậc cổ nhân. Ngày nay người ta nghe được hai câu này, cho rằng hai câu này là cặn bã, hai câu này là lạc hậu. Người nào cũng như vậy, thì xã hội này còn tiến bộ được hay không? Người nói như vậy rất nhiều. Trên thực tế đối với hai câu này họ hoàn toàn không lý giải được, họ nghĩ sai rồi. Người học Phật chúng ta nghe được rất hoan hỷ, có thể khẳng định. Vì sao vậy? Vì sao phải tín nhi hiếu cổ? Những điều cổ nhân chứng được là viên mãn, bạn có thể hơn họ chăng? Không có chuyện đó. Nó là tròn, tròn như trái cầu, bạn nhú lên một tí thì quả cầu không tròn nữa, bạn phá hoại nó rồi, nó không thể thêm một chút, và cũng không thể bớt một chút, họ đã chứng được viên mãn như thế, bạn không có cách nào đâu. Cho nên “kim Phật như cổ Phật chi tái lai”, những điều kim Phật và cổ Phật chứng được đều như nhau, không tăng không giảm, chứng được tự tánh viên mãn. Thế nên những điều kim Phật nói chẳng phải là cổ Phật nói sao? Những điều cổ Phật nói chính là những điều kim Phật nói, không hề sai khác. Kim Phật khiêm hạ, tất cả đều là của cổ Phật nói. Kỳ thật cổ Phật chứng được viên mãn, kim Phật cũng chứng được viên mãn. Kim Phật không nhận là mình nói mà nói là cổ Phật nói. Đó là gì vậy? Đó là khuyên dạy chúng ta, phàm phu chúng ta không hiểu đạo lý, ngạo mạn, ganh tị, chướng ngại, từ đó mà tạo tội nghiệp. Các Ngài biểu pháp cho chúng ta, để dạy dỗ chúng ta, bạn không thể nhiều hơn cổ Phật một tí nào, không thể. TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA (TẬP 48)

About