@user110120165:

Lili
Lili
Open In TikTok:
Region: BR
Tuesday 11 June 2024 12:16:28 GMT
624
54
1
0

Music

Download

Comments

hunknownm
Unknown :
Hermosa ♥️
2024-06-11 13:02:08
0
To see more videos from user @user110120165, please go to the Tikwm homepage.

Other Videos

LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ KẾT NỐI ĐƯỢC VỚI  PHẬT A DI ĐÀ Bạn nghĩ xem người phàm phu bình thường, làm thế nào có thể kết nối được với Phật A Di Đà chứ? Ngày nay gọi là dây nóng, dây nóng này làm thế nào có thể kết nối được với Phật A Di Đà đây? Một câu niệm Phật niệm đến thuần thục thì kết nối được. Sở dĩ không kết nối được, là vì bạn có tâm hoài nghi, có xen lẫn, có gián đoạn. Đại Thế Chí Bồ tát dạy phương pháp niệm Phật, không sai một chút nào, “đô nhiếp lục căn”, đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ vạn duyên. Buông bỏ những gì mắt thấy, không để trong lòng, những gì mũi ngửi được, cũng không để trong lòng, lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, đều không để vào trong tâm, đó gọi là đô nhiếp lục căn. Chẳng phải nói bạn không thấy không nghe, không có nghĩa là như vậy. Kiến văn giác tri của phàm phu chúng ta đều để trong tâm, vừa để vào tâm, lập tức tâm khởi lên phân biệt chấp trước, tâm liền bị nhiễm ô. Chúng ta cần làm như thế nào đây? Thấy mà không thấy, nghe mà không nghe, cũng có nghĩa là quyết định không dùng tâm ý thức, như thế thì không khác gì Bồ tát. Tâm là A lại da, tâm là gì? Nhớ, lưu lại ấn tượng, Mạc na là chấp trước, Ý thức là phân biệt, không dùng tâm ý thức, chính là không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm, không động niệm, đây gọi là ly tâm ý thức, ly tâm ý thức là Bồ tát, Bồ tát làm được như vậy. Trong Phật pháp gọi là tham, tham là tham cứu, chứ không phải là nghiên cứu, trong nghiên cứu có tâm ý thức, nghĩa là có phân biệt chấp trước, tham cứu không có phân biệt chấp trước, cho nên nó thuộc về trực giác. Đó gọi là vô trụ sanh tâm. Ám hợp đạo diệu, bất hành nhi hành, vô đáo nhi đáo, cú cú thị Phật tri kiến, niệm niệm phóng bát nhã quang, mật giáo vị thanh tự giai thật tướng. Thanh là âm thanh, tự là văn tự, âm thanh, văn tự vô phi thật tướng, chỉ cần không lạc vào tâm ý thức thì đều là thật tướng. Cố niệm Phật danh tức thị niệm thật tướng, trì danh niệm Phật, vô dị thật tướng niệm Phật. Người tu tập nên biết niệm, chư vị tông môn thường nói, biết không? Biết! Đích thực trì danh chính là thật tướng, thật tướng là dùng trì danh, dùng trì danh có thể đạt được thật tướng, thật tướng và trì danh không hai không khác. Đoạn này nói rất hay, vẫn chưa giảng xong, nhưng mà hết giờ rồi. Đoạn dưới đây, tiếp theo đoạn trên, bởi vì đây là lời chỉ dạy rất quan trọng trong vấn đề tu tập, chúng ta siêng năng học tập, không những có lợi đối với cuộc sống hiện tại, chúng ta có thể áp dụng nó, đối với cảnh giới thì nâng cao, hoặc là tương lai chúng ta hy vọng đến được thế giới Cực lạc, đến nơi đó thân cận Phật A Di Đà, thì điều này giúp ích cho chúng ta rất lớn. Hôm nay chúng ta học đến đây. TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA (TẬP 34) HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG #đạophật #phapsutinhkhong
LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ KẾT NỐI ĐƯỢC VỚI PHẬT A DI ĐÀ Bạn nghĩ xem người phàm phu bình thường, làm thế nào có thể kết nối được với Phật A Di Đà chứ? Ngày nay gọi là dây nóng, dây nóng này làm thế nào có thể kết nối được với Phật A Di Đà đây? Một câu niệm Phật niệm đến thuần thục thì kết nối được. Sở dĩ không kết nối được, là vì bạn có tâm hoài nghi, có xen lẫn, có gián đoạn. Đại Thế Chí Bồ tát dạy phương pháp niệm Phật, không sai một chút nào, “đô nhiếp lục căn”, đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ vạn duyên. Buông bỏ những gì mắt thấy, không để trong lòng, những gì mũi ngửi được, cũng không để trong lòng, lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, đều không để vào trong tâm, đó gọi là đô nhiếp lục căn. Chẳng phải nói bạn không thấy không nghe, không có nghĩa là như vậy. Kiến văn giác tri của phàm phu chúng ta đều để trong tâm, vừa để vào tâm, lập tức tâm khởi lên phân biệt chấp trước, tâm liền bị nhiễm ô. Chúng ta cần làm như thế nào đây? Thấy mà không thấy, nghe mà không nghe, cũng có nghĩa là quyết định không dùng tâm ý thức, như thế thì không khác gì Bồ tát. Tâm là A lại da, tâm là gì? Nhớ, lưu lại ấn tượng, Mạc na là chấp trước, Ý thức là phân biệt, không dùng tâm ý thức, chính là không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm, không động niệm, đây gọi là ly tâm ý thức, ly tâm ý thức là Bồ tát, Bồ tát làm được như vậy. Trong Phật pháp gọi là tham, tham là tham cứu, chứ không phải là nghiên cứu, trong nghiên cứu có tâm ý thức, nghĩa là có phân biệt chấp trước, tham cứu không có phân biệt chấp trước, cho nên nó thuộc về trực giác. Đó gọi là vô trụ sanh tâm. Ám hợp đạo diệu, bất hành nhi hành, vô đáo nhi đáo, cú cú thị Phật tri kiến, niệm niệm phóng bát nhã quang, mật giáo vị thanh tự giai thật tướng. Thanh là âm thanh, tự là văn tự, âm thanh, văn tự vô phi thật tướng, chỉ cần không lạc vào tâm ý thức thì đều là thật tướng. Cố niệm Phật danh tức thị niệm thật tướng, trì danh niệm Phật, vô dị thật tướng niệm Phật. Người tu tập nên biết niệm, chư vị tông môn thường nói, biết không? Biết! Đích thực trì danh chính là thật tướng, thật tướng là dùng trì danh, dùng trì danh có thể đạt được thật tướng, thật tướng và trì danh không hai không khác. Đoạn này nói rất hay, vẫn chưa giảng xong, nhưng mà hết giờ rồi. Đoạn dưới đây, tiếp theo đoạn trên, bởi vì đây là lời chỉ dạy rất quan trọng trong vấn đề tu tập, chúng ta siêng năng học tập, không những có lợi đối với cuộc sống hiện tại, chúng ta có thể áp dụng nó, đối với cảnh giới thì nâng cao, hoặc là tương lai chúng ta hy vọng đến được thế giới Cực lạc, đến nơi đó thân cận Phật A Di Đà, thì điều này giúp ích cho chúng ta rất lớn. Hôm nay chúng ta học đến đây. TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA (TẬP 34) HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG #đạophật #phapsutinhkhong

About