@user818759824277:

MOMO CHEZ
MOMO CHEZ
Open In TikTok:
Region: ML
Sunday 21 July 2024 11:16:51 GMT
30
2
0
1

Music

Download

Comments

There are no more comments for this video.
To see more videos from user @user818759824277, please go to the Tikwm homepage.

Other Videos

Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích 1236km2 nhỏ thứ tư ở nước ta với dân số hơn 1.2 triệu người (năm 2024). Vĩnh Phúc được che trở bởi dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc. Tỉnh này giáp Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ và Hà Nội. Vĩnh Phúc là của ngõ phía Bắc Hà Nội, cách sân bay Nội Bài chỉ 8km về phía Đông. Tỉnh có 2 thành phố là Vĩnh Yên và Phúc Yên cùng với 7 huyện. Trong đó phấn đấu đưa huyện Bình Xuyên lên thị xã vào năm 2025, và huyện Bình xuyên cũng là huyện có nhiều thị trấn nhất Việt Nam với 5 thị trấn. Mục tiêu đến năm 2030 Vĩnh Phúc cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I, làm tiền đề để lên thành phố trực thuộc Trung ương. Vĩnh Phúc có biển số xe là 88 và mã vùng điện thoại là 0211, tỉnh có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số sau đó là Sán Dìu và Cao Lan.  Vĩnh Phúc có di chỉ khảo cổ Đồng Đậu nổi tiếng. Thời kỳ 12 sứ quân, nơi đây là địa bàn chiếm đóng của sứ quân Nguyễn Khoan. Năm 1950, sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Sau vài lần chia tách một số địa phương về Phú Thọ và Hà Nội, năm 1968 sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1977, hợp nhất huyện Kim Anh và Đa Phúc thành huyện Sóc Sơn và cắt huyện này cùng với huyện Mê Linh về Hà Nội năm 1978. Đến năm 1991 huyện Mê Linh cắt trả lại tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1997, tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Năm 2008, huyện Mê Linh lại cắt về Hà Nội và Vĩnh Phúc ổn định cho đến nay.  Nói đến buôn bán ở Vĩnh Phúc phải kể đến Chợ Thổ Tang ở Vĩnh Tường là một trong số chợ đầu mối lớn nhất Miền Bắc, huyện này cũng có Làng nghề buôn phế liệu giàu có nổi tiếng ở đây.  Vĩnh Phúc có 9 cụm công nghiệp, các làng nghề và 17 khu công nghiệp như Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Tam Dương, Sông Lô... trong đó có nhiều tập đoàn lớn đầu tư như Nhà máy Toyota, Nhà máy Honda, Nhà máy Piaggio, DAEWOO, Polaris...  Người nổi tiếng ở Vĩnh Phúc như Nguyễn Khoan, Ngô Miễn, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Viết Xuân, Đội Cấn, Kim Ngọc, Lê Xoay, Trịnh Đình Dũng, Trịnh Văn Quyết, nhà thơ Hữu Thỉnh, diễn viên Chiến Thắng, Thái Dương, Nguyễn Lạc Huy. Địa điểm du lịch Vĩnh Phúc như: Khu du lịch Tam Đảo, Vườn quốc gia Tam Đảo, Khu du lịch Hồ Đại Lải, Đầm Vạc, Các sân Golf lớn, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Chùa Thanh Lanh, Chùa Hà Tiên, Đình Hương Canh, Đình làng Mộc Bích Chu, Làng gốm Hương Canh, Làng rắn Vĩnh Sơn, Tháp Bình Sơn, Di tích khảo cổ Đồng Đậu, Đồi Thằn Lằn, Vườn cò Hải Lựu, Hồ và thác Bản Long...  Đặc sản Vĩnh Phúc như Su su Tam Đảo, Cá thính Lập Thạch, Dứa Tam Dương, Tép Dầu Đầm Vạc, Chè kho Tứ Yên, Tiên Tửu Ngọc Hoa, Bánh ngõa Lũng Ngoại, Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường, Bánh gio Tây Đình, Bò tái kiến đốt, Giò lụa Phúc Đức, Rượu chít... Điều thú vị là có một số trường đại học, cao đẳng ở Vĩnh Phúc có gắn chữ Hà Nội như Đại học sư phạm Hà Nội 2, Đại học kiến trúc Hà Nội, Cao đẳng cơ điện Hà Nội, Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội và nhiều trường khác như Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Đại học Trưng Vương, Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại, Cao đẳng Vĩnh Phúc, Cao đẳng Việt Xô Số 1, ... bạn có thể đi từ trung tâm Hà Nội đến Vĩnh Phúc bằng xe bus số 95 và 58.  Thế nào, bạn có biết điều gì thú vị khác về Vĩnh Phúc không, hãy để lại bình luận cho mình nhé! Địa lý thú vị Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích 1236km2 nhỏ thứ tư ở nước ta với dân số hơn 1.2 triệu người (năm 2024). Vĩnh Phúc được che trở bởi dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc. Tỉnh này giáp Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ và Hà Nội. Vĩnh Phúc là của ngõ phía Bắc Hà Nội, cách sân bay Nội Bài chỉ 8km về phía Đông. Tỉnh có 2 thành phố là Vĩnh Yên và Phúc Yên cùng với 7 huyện. Trong đó phấn đấu đưa huyện Bình Xuyên lên thị xã vào năm 2025, và huyện Bình xuyên cũng là huyện có nhiều thị trấn nhất Việt Nam với 5 thị trấn. Mục tiêu đến năm 2030 Vĩnh Phúc cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I, làm tiền đề để lên thành phố trực thuộc Trung ương. Vĩnh Phúc có biển số xe là 88 và mã vùng điện thoại là 0211, tỉnh có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số sau đó là Sán Dìu và Cao Lan. Vĩnh Phúc có di chỉ khảo cổ Đồng Đậu nổi tiếng. Thời kỳ 12 sứ quân, nơi đây là địa bàn chiếm đóng của sứ quân Nguyễn Khoan. Năm 1950, sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Sau vài lần chia tách một số địa phương về Phú Thọ và Hà Nội, năm 1968 sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1977, hợp nhất huyện Kim Anh và Đa Phúc thành huyện Sóc Sơn và cắt huyện này cùng với huyện Mê Linh về Hà Nội năm 1978. Đến năm 1991 huyện Mê Linh cắt trả lại tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1997, tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Năm 2008, huyện Mê Linh lại cắt về Hà Nội và Vĩnh Phúc ổn định cho đến nay. Nói đến buôn bán ở Vĩnh Phúc phải kể đến Chợ Thổ Tang ở Vĩnh Tường là một trong số chợ đầu mối lớn nhất Miền Bắc, huyện này cũng có Làng nghề buôn phế liệu giàu có nổi tiếng ở đây. Vĩnh Phúc có 9 cụm công nghiệp, các làng nghề và 17 khu công nghiệp như Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Tam Dương, Sông Lô... trong đó có nhiều tập đoàn lớn đầu tư như Nhà máy Toyota, Nhà máy Honda, Nhà máy Piaggio, DAEWOO, Polaris... Người nổi tiếng ở Vĩnh Phúc như Nguyễn Khoan, Ngô Miễn, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Viết Xuân, Đội Cấn, Kim Ngọc, Lê Xoay, Trịnh Đình Dũng, Trịnh Văn Quyết, nhà thơ Hữu Thỉnh, diễn viên Chiến Thắng, Thái Dương, Nguyễn Lạc Huy. Địa điểm du lịch Vĩnh Phúc như: Khu du lịch Tam Đảo, Vườn quốc gia Tam Đảo, Khu du lịch Hồ Đại Lải, Đầm Vạc, Các sân Golf lớn, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Chùa Thanh Lanh, Chùa Hà Tiên, Đình Hương Canh, Đình làng Mộc Bích Chu, Làng gốm Hương Canh, Làng rắn Vĩnh Sơn, Tháp Bình Sơn, Di tích khảo cổ Đồng Đậu, Đồi Thằn Lằn, Vườn cò Hải Lựu, Hồ và thác Bản Long... Đặc sản Vĩnh Phúc như Su su Tam Đảo, Cá thính Lập Thạch, Dứa Tam Dương, Tép Dầu Đầm Vạc, Chè kho Tứ Yên, Tiên Tửu Ngọc Hoa, Bánh ngõa Lũng Ngoại, Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường, Bánh gio Tây Đình, Bò tái kiến đốt, Giò lụa Phúc Đức, Rượu chít... Điều thú vị là có một số trường đại học, cao đẳng ở Vĩnh Phúc có gắn chữ Hà Nội như Đại học sư phạm Hà Nội 2, Đại học kiến trúc Hà Nội, Cao đẳng cơ điện Hà Nội, Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội và nhiều trường khác như Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Đại học Trưng Vương, Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại, Cao đẳng Vĩnh Phúc, Cao đẳng Việt Xô Số 1, ... bạn có thể đi từ trung tâm Hà Nội đến Vĩnh Phúc bằng xe bus số 95 và 58. Thế nào, bạn có biết điều gì thú vị khác về Vĩnh Phúc không, hãy để lại bình luận cho mình nhé! Địa lý thú vị Vĩnh Phúc

About